GIỚI THIỆU
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn có soạn một bộ sách quân sự là Binh gia diệu lý yếu lược1 để giáo dục các tướng sĩ phép dùng binh. Lịch triều hiến chương loại chí (phần Văn tịch chí) cho biết Trần Quốc Tuấn đã soạn sách Binh gia yếu lược và sách Vạn kiếp binh thư2.
Nhiều người cho rằng Binh gia diệu lý yếu lược hay Binh gia yếu lược chỉ là một, cũng như Vạn kiếp tôn bí truyền thư hay Vạn kiếp binh thư chỉ là một. Nhiều người lại cho rằng Binh gia yếu lược và Binh thư yếu lược cũng chỉ là một.
Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cho biết Binh gia yếu lược và Vạn kiếp binh thư đã thất lạc từ lâu.
Ở Thư viện khoa học xã hội hiện nay có một bộ sách chữ Hán chép tay mang ký hiệu 476 đề là Binh thư yếu lược. Trang đầu bộ sách này ghi rõ rằng: “Binh thư yếu lược bốn quyển do Trần Hưng Đạo vương soạn, vương húy là Quốc Tuấn”.
Binh thư yếu lược mang ký hiệu 476 gồm bốn quyển. Quyển I gồm có chín chương là: 1. Thiên tướng, 2. Tuyển mộ, 3. Tuyển tướng, 4. Tướng đạo, 5. Giản luyện, 6. Quân lễ, 7. Mạc hạ, 8. Binh cụ, 9. Hiệu lệnh. Quyển II có mười một chương là: 1. Hành quân, 2. Hướng đạo, 3. Đồn trú, 4. Tuần canh, 5. Quân tư, 6. Hình thế, 7. Phòng bị, 8. Xem mưa gió, 9. Bình trưng, 10. Dụng gián, 11. Dụng trá. Quyển III có bảy chương là: 1. Liệu địch, 2. Dã chiến, 3. Quyết chiến, 4. Thiết kỳ, 5. Lâm chiến, 6. Sơn chiến, 7. Thủy chiến. Quyển IV cũng có bảy chương là: 1. Công thành, 2. Thủ thành, 3. Đột vây, 4. Cứu ứng. 5. Lui tránh, 6. Được thua, 7. Đầu hàng.
Trong Binh thư yếu lược, thì quyển II, quyển III và quyển IV có nhiều đoạn rút ra từ Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ3, một nho sĩ có tài kinh bang tế thế đã giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Phật) xây dựng cơ đồ hồi nửa đầu thế kỷ XVII ở Đường trong. Những đoạn này, có đoạn ghi rõ là đã rút ra từ Hổ trướng khu cơ, có nhiều đoạn tuy lấy từ Hổ trướng khu cơ, song lại không có chú thích gì cả. Ở quyển IV (Binh thư yếu lược) có mục “Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc”; ở Hổ trướng khu cơ cũng có mục “Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc”. Nguyên văn chữ Hán ở Binh thư yếu lược cũng như Hổ trướng khu cơ đều là “Hỏa tiễn trữ độc pháp”. Liều lượng các vị thuốc dùng để chế hỏa tiễn ở Binh thư yếu lược và ở Hổ trướng khu cơ giống hệt nhau. Mở đầu mục “Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc” trong Binh thư yếu lược, có đoạn văn như sau: “Phàm ít không địch được nhiều, yếu không địch được mạnh, đó là lẽ thường. Nhưng Binh pháp có nói: Người giỏi đánh làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Cho nên cầm quân ba nghìn chống giặc năm đường, phỏng ở đồng ruộng đường dài, giặc đem cả nước sang đánh, thì lấy cái gì mà chống được? Nên dùng phép “hỏa tiễn chứa thuốc độc”. Đoạn văn này ở Hổ trướng khu cơ lại nhắc lại nguyên văn như thế, không sai và không thiếu một chữ nào.
_______________________________
1. Đại Việt sử ký toàn thư, t. II, tr. 82, bản dịch của Viện Sử học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
2. Lịch triều hiến chương loại chí, t. IV (Văn tịch chí), tr. 120, Nhà xuất bản Sử học.
3. Có thuyết cho Hổ trướng khu cơ do Cao Khuê, môn đệ của Đào Duy Từ, căn cứ vào những điều được Đào Duy Từ truyền thụ cho mà soạn ra.
Trong
Binh thư yếu lược có mục “Phép làm súng gỗ”,
trong Hổ trướng khu cơ cũng có mục “Phép làm súng gỗ”. Trong Binh thư
yếu lược có mục “Phép đốt đuốc trước gió”, trong Hổ trướng khu cơ
cũng có mục “Phép đốt đuốc trước gió”, lời văn hai bên giống hệt như nhau. Về
“Bí pháp làm quả nổ”, “Bí pháp làm quả mù”, “Phép chế hỏa đồng”, “Phép chế hỏa
tiễn” (tên lửa), Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ cũng rất
giống nhau. Nếu kể hết những đoạn, những mục giống nhau ở Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ thì nhiều lắm.
Chúng tôi chỉ đưa ra một số điểm giống nhau giữa hai bộ sách
để các bạn thấy rằng giữa hai bộ sách có nhiều vấn đề cần giải quyết.
Binh thư yếu lược là sách được soạn ra từ thế kỷ XIII, còn Hổ trướng khu cơ được viết ra hồi nửa đầu thế kỷ XVII. Thời gian ra đời của hai bộ sách có một khoảng cách đến bốn trăm năm. Tại sao hai bộ sách có những đoạn, những mục giống nhau như lột? Hổ trướng khu cơ đã lấy nhiều đoạn, nhiều mục trong Binh thư yếu lược, hay ngược lại? Nếu chỉ căn cứ vào yếu tố thời gian thì chúng ta có thể suy luận rằng khi viết Hổ trướng khu cơ, Đào Duy Từ đã rút ra nhiều tài liệu từ Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn. Nhưng nếu căn cứ vào nội dung các đoạn, các mục vừa có ở Binh thư yếu lược vừa có ở Hổ trướng khu cơ, thì chúng ta phải kết luận rằng chính Binh thư yếu lược đã lấy nhiều đoạn, nhiều mục của Hổ trướng khu cơ. Tại sao lại như vậy? Mục “Phép chế quả nổ” trong Binh thư yếu lược cũng như trong Hổ trướng khu cơ đều nói phép làm quả nổ là của người phương Tây. Hồi thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, theo chân các thương nhân phương Tây, phép làm quả nổ được đem vào Việt-nam, cụ thể là đem vào Đường. trong trước. Hồi thế kỷ XIII, trong hai lần chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Mông-cổ chưa bao giờ Trần Quốc Tuấn dùng quả nổ đánh quân xâm lược. Hồi thế kỷ XIII chúng ta cũng chưa từng thấy quân đội nhà Trần sử dụng tên lửa (hỏa tiễn) hay tên lửa chứa thuốc độc; trong các trận đánh, chúng ta chỉ thấy quân đội nhà Trần dùng tên tẩm thuốc độc bắn quân Mông-cổ mà thôi. Như vậy rõ ràng là mục “Phép chế quả nổ”, mục “Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc” cũng như ở nhiều mục, nhiều đoạn khác, đã được một nhân vật nào đó sống sau Đào Duy Từ rút ra từ Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ rồi đưa vào Binh thư yếu lược.
Đọc Binh thư yếu lược, chúng ta thấy nhiều đoạn không phải là của Trần Quốc Tuấn viết ra từ thế kỷ XIII. Quyển 1 chương “Tuyển mộ”, mục “Trao quyền cho tướng” viết: “Các triều Đường,Tống, Minh bị thua cũng vì cớ đó, mà nhà Tống quá tệ, nhà Minh lại tệ hơn. Người bàn về việc nhà Tống thì cho rằng bàn bạc nhiều mà thành công ít; người bàn về việc nhà Minh thì cho rằng nhà Minh mất nước, không mất ở giặc cướp mà mất ở ngay từ trong cổng ngõ, không mất ở bờ cõi, mà mất ngay từ lời can của đài quan”. Nếu chỉ đọc đoạn trên, chúng ta có thể nghĩ rằng bộ Binh thư yếu lược còn lại cho chúng ta ngày nay đã được một người Việt-nam nào đó hồi thế kỷ XVII hay thế kỷ XVIII sửa chữa, bổ sung hay viết lại. Chúng ta cũng nghĩ như thế khi chúng ta đọc đoạn này của Binh thư yếu lược: “Xưa kia đời vua Thành tổ nhà Minh đánh Mán Miến-điện đem ba mươi vạn quân, hơn một trăm voi đến cướp Định-viễn. Vua Minh sai Mộc Thạnh và Anh Mã-thành đi đánh, bắt được voi đem về”. Nhưng đen những câu sau đây, thì chúng ta lại nghĩ rằng Binh thư yếu lược đã được bổ sung hay viết lại hồi đầu thế kỷ XIX tức thời Nguyễn sơ: “Năm Kỷ dậu người Thanh sai Tổng đốc Lưỡng Quảng sang nước ta đánh giặc để khôi phục thành nhà Lê. Quân Ngụy Tây bày voi xông trước. Người Thanh làm cản gỗ chống ngựa1 để cản lại, đào hố để sập voi. Chước đó rất mầu, song lại thất thủ, vì trong cái mầu có cái chưa mầu”. Những câu sau đây cũng làm cho chúng ta nghĩ như thế: “Như xưa, Tây-sơn Nguyễn Huệ chống nhau với Thạc quận công ở bến Thúy-ái, ra quân theo đường tắt mà vào kinh thành nhà Lê. Chúa Trịnh vừa về miền Tây, thì trong phủ đã dựng cờ Tây-sơn rồi. Năm Kỷ dậu ngày mồng 5 tháng giêng, Nguyễn Huệ chia quân làm ba đạo cùng với quân Bắc tiếp chiến, mà thủy binh tiến đậu ở sông Nhị hà, đó là mưu chẹt đường về của quân Bắc”.
__________________________________
1. Một thứ chướng ngại vật chữ Hán là mộc mã, dùng để cản đường tiến của voi, ngựa.
Binh thư yếu lược là sách được soạn ra từ thế kỷ XIII, còn Hổ trướng khu cơ được viết ra hồi nửa đầu thế kỷ XVII. Thời gian ra đời của hai bộ sách có một khoảng cách đến bốn trăm năm. Tại sao hai bộ sách có những đoạn, những mục giống nhau như lột? Hổ trướng khu cơ đã lấy nhiều đoạn, nhiều mục trong Binh thư yếu lược, hay ngược lại? Nếu chỉ căn cứ vào yếu tố thời gian thì chúng ta có thể suy luận rằng khi viết Hổ trướng khu cơ, Đào Duy Từ đã rút ra nhiều tài liệu từ Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn. Nhưng nếu căn cứ vào nội dung các đoạn, các mục vừa có ở Binh thư yếu lược vừa có ở Hổ trướng khu cơ, thì chúng ta phải kết luận rằng chính Binh thư yếu lược đã lấy nhiều đoạn, nhiều mục của Hổ trướng khu cơ. Tại sao lại như vậy? Mục “Phép chế quả nổ” trong Binh thư yếu lược cũng như trong Hổ trướng khu cơ đều nói phép làm quả nổ là của người phương Tây. Hồi thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, theo chân các thương nhân phương Tây, phép làm quả nổ được đem vào Việt-nam, cụ thể là đem vào Đường. trong trước. Hồi thế kỷ XIII, trong hai lần chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Mông-cổ chưa bao giờ Trần Quốc Tuấn dùng quả nổ đánh quân xâm lược. Hồi thế kỷ XIII chúng ta cũng chưa từng thấy quân đội nhà Trần sử dụng tên lửa (hỏa tiễn) hay tên lửa chứa thuốc độc; trong các trận đánh, chúng ta chỉ thấy quân đội nhà Trần dùng tên tẩm thuốc độc bắn quân Mông-cổ mà thôi. Như vậy rõ ràng là mục “Phép chế quả nổ”, mục “Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc” cũng như ở nhiều mục, nhiều đoạn khác, đã được một nhân vật nào đó sống sau Đào Duy Từ rút ra từ Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ rồi đưa vào Binh thư yếu lược.
Đọc Binh thư yếu lược, chúng ta thấy nhiều đoạn không phải là của Trần Quốc Tuấn viết ra từ thế kỷ XIII. Quyển 1 chương “Tuyển mộ”, mục “Trao quyền cho tướng” viết: “Các triều Đường,Tống, Minh bị thua cũng vì cớ đó, mà nhà Tống quá tệ, nhà Minh lại tệ hơn. Người bàn về việc nhà Tống thì cho rằng bàn bạc nhiều mà thành công ít; người bàn về việc nhà Minh thì cho rằng nhà Minh mất nước, không mất ở giặc cướp mà mất ở ngay từ trong cổng ngõ, không mất ở bờ cõi, mà mất ngay từ lời can của đài quan”. Nếu chỉ đọc đoạn trên, chúng ta có thể nghĩ rằng bộ Binh thư yếu lược còn lại cho chúng ta ngày nay đã được một người Việt-nam nào đó hồi thế kỷ XVII hay thế kỷ XVIII sửa chữa, bổ sung hay viết lại. Chúng ta cũng nghĩ như thế khi chúng ta đọc đoạn này của Binh thư yếu lược: “Xưa kia đời vua Thành tổ nhà Minh đánh Mán Miến-điện đem ba mươi vạn quân, hơn một trăm voi đến cướp Định-viễn. Vua Minh sai Mộc Thạnh và Anh Mã-thành đi đánh, bắt được voi đem về”. Nhưng đen những câu sau đây, thì chúng ta lại nghĩ rằng Binh thư yếu lược đã được bổ sung hay viết lại hồi đầu thế kỷ XIX tức thời Nguyễn sơ: “Năm Kỷ dậu người Thanh sai Tổng đốc Lưỡng Quảng sang nước ta đánh giặc để khôi phục thành nhà Lê. Quân Ngụy Tây bày voi xông trước. Người Thanh làm cản gỗ chống ngựa1 để cản lại, đào hố để sập voi. Chước đó rất mầu, song lại thất thủ, vì trong cái mầu có cái chưa mầu”. Những câu sau đây cũng làm cho chúng ta nghĩ như thế: “Như xưa, Tây-sơn Nguyễn Huệ chống nhau với Thạc quận công ở bến Thúy-ái, ra quân theo đường tắt mà vào kinh thành nhà Lê. Chúa Trịnh vừa về miền Tây, thì trong phủ đã dựng cờ Tây-sơn rồi. Năm Kỷ dậu ngày mồng 5 tháng giêng, Nguyễn Huệ chia quân làm ba đạo cùng với quân Bắc tiếp chiến, mà thủy binh tiến đậu ở sông Nhị hà, đó là mưu chẹt đường về của quân Bắc”.
__________________________________
1. Một thứ chướng ngại vật chữ Hán là mộc mã, dùng để cản đường tiến của voi, ngựa.
Những tài
liệu kể trên cho phép chúng ta bước đầu kết luận rằng: Binh thư yếu lược
của Trần Quốc Tuấn đến đầu thế kỷ XIX đã được một nho sĩ am hiểu quân sự, yêu
khoa học quân sự, sửa chữa và bổ sung nhiều. Nho sĩ ấy đã đọc nhiều binh thư của
Trung-quốc, đã đọc Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ, rồi trên cơ sở các
tri thức về quân sự của mình, nho sĩ ấy đã sửa chữa và bổ sung Binh thư yếu lược
của Trần Quốc Tuấn. Vì vậy Binh thư yếu lược là sách do Trần Quốc Tuấn
làm ra từ thế kỷ XIII, mà lại có những đoạn nói về cuộc xâm lược của quân Minh
đối với Miến-điện, có đoạn nói về cuộc đấu tranh võ trang chống quân Thanh xâm
lược do vua Quang Trung lãnh đạo, lại có đoạn nói về những việc xảy ra ở đời
Tự-đức.
Kết luận như vậy, tất có người nói: Thế thì tại sao khi soạn Lịch triều hiến chương loại chí hồi thế kỷ XIX, Phan Huy Chú lại nói rằng Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn không còn nữa? Chúng ta đều biết rằng thời Phan Huy Chú biên soạn Lịch triều hiến chương loại chí là thời nước Việt-nam mới tạm thời ổn định một phần nào1, sau một thời loạn lạc kéo dài. Rất có thể dưới tay Phan Huy Chú, Binh thư yếu lược không còn nữa, nhưng ở một nơi nào đó, cụ thể là ở một tủ sách cửa gia đình một nho sĩ nào đó, Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn có thể vẫn còn hoặc là toàn bộ hoặc là một phần. Tình hình này có thể có được ở một số nước mà đường giao thông liên lạc khó khăn như nước Việt-nam hồi đầu thế kỷ XIX. Nho sĩ yêu Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn, đã đem bộ sách này sửa chữa và bổ sung trên cơ sở những tri thức về khoa bọc quân sự của ông. Do đó, Binh thư yếu lược tuy mang tên Trần Quốc Tuấn, vị danh tướng sống vào hồi thế kỷ XIII, mà lại có cả các đoạn trong Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ, và các cuộc chiến tranh xảy ra hồi thế kỷ XV, thế kỷ XVI, thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII.
Đến đây, một vấn đề cần được đặt ra và giải quyết: Trong bộ Binh thư yếu lược mà hiện nay chúng ta có, chỗ nào là của Trần Quốc Tuấn, chỗ nào không phải là của Trần Quốc Tuấn? Đọc Binh thư yếu lược, chúng tôi thấy có chỗ đã gọi rõ rằng đã lấy từ Hổ trướng khu cơ, có chỗ tuy không ghi là lấy từ Hổ trướng khu cơ, nhưng đọc Hổ trướng khu cơ, chúng ta thấy chỗ ấy có trong tác phẩm của Đào Duy Từ. Những chỗ như thế dứt khoát không phải là của Trần Quốc Tuấn. Cũng không phải là của Trần Quốc Tuấn những đoạn chép về các sự kiện xảy ra về các đời Minh, đời Thanh, hay đời Tây-sơn. Như vậy không có nghĩa là những đoạn khác trong Binh thư yếu lược là của Trần Quốc Tuấn cả. Chúng tôi cho rằng có thể là của Trần Quốc Tuấn trước hết những đoạn rút ra từ phép dùng binh của Tôn Vũ và Ngô Khởi. Cũng là của Trần Quốc Tuấn những đoạn mà tư tưởng phù hợp với tư tưởng của ông đã trình bày trong Hịch tướng sĩ hay với lời của ông nói với vua Trần Anh-tôn khi nhà vua đến thăm ông ở nhà riêng tại Vạn-kiếp hồi tháng Tám năm Kỷ hợi (1300).
Chúng ta đều biết rằng tháng Tám năm Kỷ hợi, Trần Quốc Tuấn bị bệnh nặng, vua Trần Anh-tôn thân đến nhà riêng của ông để thăm ông và hỏi ông về kế sách giữ nước. Trần Quốc Tuấn có nói với vua Anh-tôn như sau: “Đại khái quân giặc cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản binh đánh lại trường trận là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: Nếu thấy quân giặc tràn sang như gió như lửa, thì thế giặc có thể dễ dàng chống cự được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần, như tằm ăn dâu, không vơ vét của dân, không mong đánh được ngay, thì mình phải dùng tướng giỏi, phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ tùy thời cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế nào thu hút được quân lính, như cha con một nhà mới có thể dùng để chiến thắng được. Và phải khoan dùng sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn”. Phải “thu hút được quân lính như cha con một nhà”, “phải khoan dùng sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc”, những tư tưởng đó hoàn toàn phù hợp với những tư tưởng sau đây của Binh thư yếu lược: “Dùng trí để phục thiên hạ, mà thiên hạ phải phục trí, nhưng trí vẫn không thắng; dùng pháp (luật) để chế thiên hạ, mà thiên hạ phải theo pháp (luật), nhưng pháp (luật) cũng không thần. Vậy trí với pháp (luật) không phải là cái hay ở trong cái hay vậy. Bậc thánh võ trị đời, đánh ở chỗ không có thành, công ở chỗ không có lũy, chiến ở chỗ không có trận. Nhẹ nhàng như mưa rơi ở trên không, dựng nên cuộc đời vô sự”. “Hòa mục có công hiệu rất lớn cho cuộc trị an. Hòa ở trong nước thì ít dụng binh; hòa ở ngoài biên thì không sợ có báo động; bất đắc dĩ mới phải phạt kẻ làm xằng. Vua tôi hòa mục thì dùng được người tài; các tướng văn tướng võ hòa mục thì làm nên công nghiệp. Tướng sĩ hòa mục khi được ban thưởng sẽ nhường nhịn nhau, nguy nan sẽ cứu nhau. Đó, hòa mục là một đạo rất hay cho việc trị nước, hành binh, không bao giờ đổi được”.
Những ý kiến trên đây của Trần Quốc Tuấn biểu thị rằng ông không những là một nhà quân sự lớn, mà còn là một nhà chính trị lớn. Đó là nhà kinh bang tế thế vậy. Khi vạch ra những nguyên tắc hành động của viên tướng tổng chỉ huy, Trần Quốc Tuấn xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa là mục đích của đời người cũng tức là mục đích của viên tướng, viên tướng phải đấu tranh cho chính nghĩa, đấu tranh vì lợi ích của nhân dân: “Khí lượng của tướng lớn nhỏ khác nhau. Tướng mà che điều gian, giấu điều họa, không nghĩ đến sự quân chúng oán ghét, tướng ấy chỉ huy mười người. Tướng mà sớm dậy khuya nằm, lời lẽ kín đáo, tướng ấy chỉ huy được trăm người. Tướng thẳng mà biết lo, mạnh mà giỏi đánh đó là tướng chỉ huy được nghìn người. Tướng mà ngoài mặt hăm hở, trong lòng ân cần, biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét, đó là tướng chỉ huy được vạn người. Tướng mà gần người, tiến người tài, ngày thường cẩn thận, thành thực rộng rãi, giỏi việc dẹp loạn, đó là tướng chỉ huy được mười vạn người. Tướng mà dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa để phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết việc người, coi bốn biển như một nhà, đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ không ai địch nổi”. Ở đây, tác giả Binh thư yếu lược đã vượt hẳn khuôn khổ một viên tướng tổng chỉ huy, mà trở thành một nhân vật có tài kinh bang tế thế, ở triều đình thì là tướng văn, ở ngoài mặt trận là tướng võ kiểu như Gia Cát Lượng vậy.
___________________________________
1. Chúng tôi nói “tạm thời ổn định một phần nào” vì suốt thời gian từ Gia Long, qua Minh Mạng, Thiệu Trị đến Tự Đức, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra.
Kết luận như vậy, tất có người nói: Thế thì tại sao khi soạn Lịch triều hiến chương loại chí hồi thế kỷ XIX, Phan Huy Chú lại nói rằng Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn không còn nữa? Chúng ta đều biết rằng thời Phan Huy Chú biên soạn Lịch triều hiến chương loại chí là thời nước Việt-nam mới tạm thời ổn định một phần nào1, sau một thời loạn lạc kéo dài. Rất có thể dưới tay Phan Huy Chú, Binh thư yếu lược không còn nữa, nhưng ở một nơi nào đó, cụ thể là ở một tủ sách cửa gia đình một nho sĩ nào đó, Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn có thể vẫn còn hoặc là toàn bộ hoặc là một phần. Tình hình này có thể có được ở một số nước mà đường giao thông liên lạc khó khăn như nước Việt-nam hồi đầu thế kỷ XIX. Nho sĩ yêu Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn, đã đem bộ sách này sửa chữa và bổ sung trên cơ sở những tri thức về khoa bọc quân sự của ông. Do đó, Binh thư yếu lược tuy mang tên Trần Quốc Tuấn, vị danh tướng sống vào hồi thế kỷ XIII, mà lại có cả các đoạn trong Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ, và các cuộc chiến tranh xảy ra hồi thế kỷ XV, thế kỷ XVI, thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII.
Đến đây, một vấn đề cần được đặt ra và giải quyết: Trong bộ Binh thư yếu lược mà hiện nay chúng ta có, chỗ nào là của Trần Quốc Tuấn, chỗ nào không phải là của Trần Quốc Tuấn? Đọc Binh thư yếu lược, chúng tôi thấy có chỗ đã gọi rõ rằng đã lấy từ Hổ trướng khu cơ, có chỗ tuy không ghi là lấy từ Hổ trướng khu cơ, nhưng đọc Hổ trướng khu cơ, chúng ta thấy chỗ ấy có trong tác phẩm của Đào Duy Từ. Những chỗ như thế dứt khoát không phải là của Trần Quốc Tuấn. Cũng không phải là của Trần Quốc Tuấn những đoạn chép về các sự kiện xảy ra về các đời Minh, đời Thanh, hay đời Tây-sơn. Như vậy không có nghĩa là những đoạn khác trong Binh thư yếu lược là của Trần Quốc Tuấn cả. Chúng tôi cho rằng có thể là của Trần Quốc Tuấn trước hết những đoạn rút ra từ phép dùng binh của Tôn Vũ và Ngô Khởi. Cũng là của Trần Quốc Tuấn những đoạn mà tư tưởng phù hợp với tư tưởng của ông đã trình bày trong Hịch tướng sĩ hay với lời của ông nói với vua Trần Anh-tôn khi nhà vua đến thăm ông ở nhà riêng tại Vạn-kiếp hồi tháng Tám năm Kỷ hợi (1300).
Chúng ta đều biết rằng tháng Tám năm Kỷ hợi, Trần Quốc Tuấn bị bệnh nặng, vua Trần Anh-tôn thân đến nhà riêng của ông để thăm ông và hỏi ông về kế sách giữ nước. Trần Quốc Tuấn có nói với vua Anh-tôn như sau: “Đại khái quân giặc cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản binh đánh lại trường trận là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: Nếu thấy quân giặc tràn sang như gió như lửa, thì thế giặc có thể dễ dàng chống cự được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần, như tằm ăn dâu, không vơ vét của dân, không mong đánh được ngay, thì mình phải dùng tướng giỏi, phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ tùy thời cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế nào thu hút được quân lính, như cha con một nhà mới có thể dùng để chiến thắng được. Và phải khoan dùng sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn”. Phải “thu hút được quân lính như cha con một nhà”, “phải khoan dùng sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc”, những tư tưởng đó hoàn toàn phù hợp với những tư tưởng sau đây của Binh thư yếu lược: “Dùng trí để phục thiên hạ, mà thiên hạ phải phục trí, nhưng trí vẫn không thắng; dùng pháp (luật) để chế thiên hạ, mà thiên hạ phải theo pháp (luật), nhưng pháp (luật) cũng không thần. Vậy trí với pháp (luật) không phải là cái hay ở trong cái hay vậy. Bậc thánh võ trị đời, đánh ở chỗ không có thành, công ở chỗ không có lũy, chiến ở chỗ không có trận. Nhẹ nhàng như mưa rơi ở trên không, dựng nên cuộc đời vô sự”. “Hòa mục có công hiệu rất lớn cho cuộc trị an. Hòa ở trong nước thì ít dụng binh; hòa ở ngoài biên thì không sợ có báo động; bất đắc dĩ mới phải phạt kẻ làm xằng. Vua tôi hòa mục thì dùng được người tài; các tướng văn tướng võ hòa mục thì làm nên công nghiệp. Tướng sĩ hòa mục khi được ban thưởng sẽ nhường nhịn nhau, nguy nan sẽ cứu nhau. Đó, hòa mục là một đạo rất hay cho việc trị nước, hành binh, không bao giờ đổi được”.
Những ý kiến trên đây của Trần Quốc Tuấn biểu thị rằng ông không những là một nhà quân sự lớn, mà còn là một nhà chính trị lớn. Đó là nhà kinh bang tế thế vậy. Khi vạch ra những nguyên tắc hành động của viên tướng tổng chỉ huy, Trần Quốc Tuấn xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa là mục đích của đời người cũng tức là mục đích của viên tướng, viên tướng phải đấu tranh cho chính nghĩa, đấu tranh vì lợi ích của nhân dân: “Khí lượng của tướng lớn nhỏ khác nhau. Tướng mà che điều gian, giấu điều họa, không nghĩ đến sự quân chúng oán ghét, tướng ấy chỉ huy mười người. Tướng mà sớm dậy khuya nằm, lời lẽ kín đáo, tướng ấy chỉ huy được trăm người. Tướng thẳng mà biết lo, mạnh mà giỏi đánh đó là tướng chỉ huy được nghìn người. Tướng mà ngoài mặt hăm hở, trong lòng ân cần, biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét, đó là tướng chỉ huy được vạn người. Tướng mà gần người, tiến người tài, ngày thường cẩn thận, thành thực rộng rãi, giỏi việc dẹp loạn, đó là tướng chỉ huy được mười vạn người. Tướng mà dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa để phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết việc người, coi bốn biển như một nhà, đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ không ai địch nổi”. Ở đây, tác giả Binh thư yếu lược đã vượt hẳn khuôn khổ một viên tướng tổng chỉ huy, mà trở thành một nhân vật có tài kinh bang tế thế, ở triều đình thì là tướng văn, ở ngoài mặt trận là tướng võ kiểu như Gia Cát Lượng vậy.
___________________________________
1. Chúng tôi nói “tạm thời ổn định một phần nào” vì suốt thời gian từ Gia Long, qua Minh Mạng, Thiệu Trị đến Tự Đức, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra.
Giai cấp đại quý tộc đời Trần thường
biết đoàn kết với nhau. Ở những phương
diện nhất định, lợi ích của giai cấp đại quí tộc nhất trí với lợi ích của nhân
dân. Vua và các vương hầu đều chú ý đến nông nghiệp,
công nghiệp. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhờ vậy
mà phát triển. Tình hình trên cũng thấy phản ánh trong Binh thư yếu lược: “Thương người, dốc chí làm việc thì được sự
yêu mến. Nghe lời nói phải, xa kẻ gièm pha, thì người
xa đến với mình. Đo tính trước sau rồi mới làm, đó là đề phòng khi có biến cố.
Có tội phải răn, có công phải thưởng mới có thể uốn nắn
được người. Thông việc trước, suốt việc sau mới có thể giáo
dục được quân chúng. Rẻ sắc đẹp, trọng con người mới
được lòng dân. Bỏ lợi tư theo lợi chung mới giữ
được nước”. “Thanh liêm của cải, tiết kiệm tiêu dùng, ít say về rượu, giữ mình
theo lễ, thờ bề trên cho trung, có việc lo chung với
quân chúng, lấy của địch mà không tích trữ (cho mình), bắt phụ nữ địch mà không
lưu dùng (cho mình)”.
Trần Quốc Tuấn thương yêu tướng sĩ, luôn luôn săn sóc đến đời sống của tướng sĩ. Trong Hịch tướng sĩ ông tuyên bố: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương ít thì ta tăng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”. Tinh thần đồng cam cộng khổ này của Trần Quốc Tuấn cũng thấy biểu hiện trong Binh thư yếu lược: “Trong quân có người ốm, tướng phải thân hành đem thuốc đến chữa, trong quân có người chết, tướng phải thương xót, đau buồn, quân đi thú xa, thì (tướng) phải sai vợ con đến thăm hỏi. Phàm có khao thưởng thì phải chia đều có quan và quân. Khi có cất đặt chức vị gì, thì phải họp cả tướng tá lại để bàn. Mưu đã định rồi mới đánh giặc; cho nên tướng với quân có cái ơn hòa rượu và hút máu1.
Trần Quốc Tuấn hiểu rõ rằng không tranh thủ được sự đồng tình của các tướng sĩ, thì không thể động viên các tướng sĩ đánh giặc được. Như chúng ta đều biết, Yết Kiêu, Dã Tượng là gia nô của Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão là gia khách của ông. Yết Kiêu, Dã Tượng, cũng như Phạm Ngũ Lão đều hăng hái chiến đấu chống quân Mông-cổ, và đều lập được nhiều chiến công quan trọng. Họ đã vì Trần Quốc Tuấn mà quên mình chiến đấu. Yết Kiêu, Dã Tượng và Phạm Ngũ Lão sở dĩ gắng sức ở nơi trận mạc, một phần là vì họ yêu nước, nhưng một phần khác cũng vì họ được Quốc Tuấn đãi ngộ như cha với con. Việc quan tâm đến đời sống của các tướng sĩ cũng thấy biểu hiện trong Binh thư yếu lược: “Cho nên quân sĩ có cái vui mổ trâu, nấu rượu, cái khí thế ném đá vượt rào, họ yêu mến tướng như con em yêu mến cha anh, như chân tay giữ gìn đầu mắt, không ai có thể ngăn nổi họ. Nếu đối xử khắt khe làm cho họ đau khổ, bắt họ làm những công việc quá nặng nhọc thì tiếng oán thù không sao cho hết. Tướng mà coi quân sĩ như cỏ rác, thì quân sĩ coi tướng như cừu thù. Mong cho họ sung vào hàng ngũ cũng còn khó, còn mong gì họ gắng sức đánh giặc nữa. Đó là cái chước lớn của tướng soái để vỗ về quân sĩ vậy”.
Căn cứ vào Tôn Vũ và Ngô khởi, Binh thư yếu lược vạch ra cái đạo của người làm tướng, đạo này có tám điều phải tránh là: 1. Lòng tham không đáy, 2. Giết người hiền ghen người tài, 3. Tin lời gièm ưa lời nịnh, 4. Biết người mà không biết mình, 5. Do dự không quả quyết, 6. Hoang dâm tửu sắc, 7. Dối trá và lòng thì nhát sợ, 8. Nói bậy mà không giữ lễ độ.
Những ý kiến trên cũng có thể là của Trần Quốc Tuấn. Tại sao chúng ta có thể biết như vậy được? Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn viết rằng: “Nay ta đọc hết các sách binh pháp của các danh gia và soạn thành một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi chuyên tập sách này theo lời dạy bảo thì mới phải đạo thần tử. Nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo, thì tức là kẻ thù nghịch”. Các sách binh pháp của các danh gia là những sách nào? Các danh gia ấy là những ai? Đọc Binh thư yếu lược, chúng ta thấy những sách ấy chủ yếu là Vũ kinh hay Vũ thư của Trung quốc trong đó có sách Tôn Tử hay Tôn Tử binh pháp hay Binh pháp của Tôn Vũ đời Xuân Thu. Còn các danh gia nói đây chủ yếu là Tôn Vũ và Ngô Khởi, hai nhà quân sự đại tài thời Xuân Thu Chiến Quốc. Chúng ta có thể nói tư tưởng quân sự trong Binh thư yếu lược chủ yếu là tư tưởng của Tôn Vũ và Ngô Khởi mà Trần Quốc Tuấn muốn đem vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh Việt-nam hồi thế kỷ XIII. Xét như vậy, chúng ta sẽ thấy rằng những đoạn trích dẫn và bình luận ý kiến của Tôn Vũ và Ngô Khởi trong Binh thư yếu lược là của Trần Quốc Tuấn, một nhà chính trị kiêm quân sự thiên tài đã sở đắc rất nhiều ở binh pháp Tôn Ngô, và đã đem những điều sở đắc của mình giáo dục cho các tướng sĩ ở dưới quyền tiết chế của ông.
Giả thuyết trên sẽ có giá trị, nếu có ngày chúng ta chứng minh được rằng ý kiến của Phan Huy Chú, tác gia Lịch triều hiến chương loại chí là không đúng sự thật.
__________________________________
1. Sách Hoàng Thạch Công chép rằng: Có một vị tướng tài có một vò rượu ngon do một người đến biếu, ông đem vò rượu ấy đổ xuống sông hòa với nước, rồi cho tướng sĩ đến dòng nước mà uống. Ba quân đều được uống rượu, vì vậy ai nấy đều gắng sức chiến đấu. Ngô Khởi nổi tiếng là người giỏi dùng binh. Có người lính có cái nhọt đang nung mủ, Ngô Khởi ghé mồm vào nhọt mà hút máu mủ. Người lính cảm động, càng ra sức chiến đấu (Binh thư yếu lược).
Trần Quốc Tuấn thương yêu tướng sĩ, luôn luôn săn sóc đến đời sống của tướng sĩ. Trong Hịch tướng sĩ ông tuyên bố: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương ít thì ta tăng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”. Tinh thần đồng cam cộng khổ này của Trần Quốc Tuấn cũng thấy biểu hiện trong Binh thư yếu lược: “Trong quân có người ốm, tướng phải thân hành đem thuốc đến chữa, trong quân có người chết, tướng phải thương xót, đau buồn, quân đi thú xa, thì (tướng) phải sai vợ con đến thăm hỏi. Phàm có khao thưởng thì phải chia đều có quan và quân. Khi có cất đặt chức vị gì, thì phải họp cả tướng tá lại để bàn. Mưu đã định rồi mới đánh giặc; cho nên tướng với quân có cái ơn hòa rượu và hút máu1.
Trần Quốc Tuấn hiểu rõ rằng không tranh thủ được sự đồng tình của các tướng sĩ, thì không thể động viên các tướng sĩ đánh giặc được. Như chúng ta đều biết, Yết Kiêu, Dã Tượng là gia nô của Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão là gia khách của ông. Yết Kiêu, Dã Tượng, cũng như Phạm Ngũ Lão đều hăng hái chiến đấu chống quân Mông-cổ, và đều lập được nhiều chiến công quan trọng. Họ đã vì Trần Quốc Tuấn mà quên mình chiến đấu. Yết Kiêu, Dã Tượng và Phạm Ngũ Lão sở dĩ gắng sức ở nơi trận mạc, một phần là vì họ yêu nước, nhưng một phần khác cũng vì họ được Quốc Tuấn đãi ngộ như cha với con. Việc quan tâm đến đời sống của các tướng sĩ cũng thấy biểu hiện trong Binh thư yếu lược: “Cho nên quân sĩ có cái vui mổ trâu, nấu rượu, cái khí thế ném đá vượt rào, họ yêu mến tướng như con em yêu mến cha anh, như chân tay giữ gìn đầu mắt, không ai có thể ngăn nổi họ. Nếu đối xử khắt khe làm cho họ đau khổ, bắt họ làm những công việc quá nặng nhọc thì tiếng oán thù không sao cho hết. Tướng mà coi quân sĩ như cỏ rác, thì quân sĩ coi tướng như cừu thù. Mong cho họ sung vào hàng ngũ cũng còn khó, còn mong gì họ gắng sức đánh giặc nữa. Đó là cái chước lớn của tướng soái để vỗ về quân sĩ vậy”.
Căn cứ vào Tôn Vũ và Ngô khởi, Binh thư yếu lược vạch ra cái đạo của người làm tướng, đạo này có tám điều phải tránh là: 1. Lòng tham không đáy, 2. Giết người hiền ghen người tài, 3. Tin lời gièm ưa lời nịnh, 4. Biết người mà không biết mình, 5. Do dự không quả quyết, 6. Hoang dâm tửu sắc, 7. Dối trá và lòng thì nhát sợ, 8. Nói bậy mà không giữ lễ độ.
Những ý kiến trên cũng có thể là của Trần Quốc Tuấn. Tại sao chúng ta có thể biết như vậy được? Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn viết rằng: “Nay ta đọc hết các sách binh pháp của các danh gia và soạn thành một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi chuyên tập sách này theo lời dạy bảo thì mới phải đạo thần tử. Nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo, thì tức là kẻ thù nghịch”. Các sách binh pháp của các danh gia là những sách nào? Các danh gia ấy là những ai? Đọc Binh thư yếu lược, chúng ta thấy những sách ấy chủ yếu là Vũ kinh hay Vũ thư của Trung quốc trong đó có sách Tôn Tử hay Tôn Tử binh pháp hay Binh pháp của Tôn Vũ đời Xuân Thu. Còn các danh gia nói đây chủ yếu là Tôn Vũ và Ngô Khởi, hai nhà quân sự đại tài thời Xuân Thu Chiến Quốc. Chúng ta có thể nói tư tưởng quân sự trong Binh thư yếu lược chủ yếu là tư tưởng của Tôn Vũ và Ngô Khởi mà Trần Quốc Tuấn muốn đem vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh Việt-nam hồi thế kỷ XIII. Xét như vậy, chúng ta sẽ thấy rằng những đoạn trích dẫn và bình luận ý kiến của Tôn Vũ và Ngô Khởi trong Binh thư yếu lược là của Trần Quốc Tuấn, một nhà chính trị kiêm quân sự thiên tài đã sở đắc rất nhiều ở binh pháp Tôn Ngô, và đã đem những điều sở đắc của mình giáo dục cho các tướng sĩ ở dưới quyền tiết chế của ông.
Giả thuyết trên sẽ có giá trị, nếu có ngày chúng ta chứng minh được rằng ý kiến của Phan Huy Chú, tác gia Lịch triều hiến chương loại chí là không đúng sự thật.
__________________________________
1. Sách Hoàng Thạch Công chép rằng: Có một vị tướng tài có một vò rượu ngon do một người đến biếu, ông đem vò rượu ấy đổ xuống sông hòa với nước, rồi cho tướng sĩ đến dòng nước mà uống. Ba quân đều được uống rượu, vì vậy ai nấy đều gắng sức chiến đấu. Ngô Khởi nổi tiếng là người giỏi dùng binh. Có người lính có cái nhọt đang nung mủ, Ngô Khởi ghé mồm vào nhọt mà hút máu mủ. Người lính cảm động, càng ra sức chiến đấu (Binh thư yếu lược).
Trong trường
hợp Binh thư yếu lược cũng tức Binh gia diệu lý yếu lược của Trần Quốc
Tuấn quả thật không còn nữa như Phan Huy Chú đã nói trong Lịch triều hiến
chương loại chí, thì quyển Binh thư yếu lược mang ký hiệu 476 của Thư
viện khoa học xã hội sẽ là sách thế nào? Quyển Binh thư yếu lược này, chúng tôi nghĩ rằng có lẽ do một nho sĩ
am hiểu khoa học quân sự, nắm được nhiều tri thức quần sự của Việt-nam và của
Trung-quốc soạn ra. Theo cái phong thái thác cổ vẫn lưu hành ở Việt-nam và
Trung-quốc xưa, nho sĩ ấy đã mượn tên sách của Trần Quốc Tuấn đặt cho tên sách
của mình nhằm tăng thêm uy tín của tác phẩm của mình đối với người đọc. Cũng có
thể đầu tiên sách chỉ mang tên Binh thư yếu lược
thôi, nhưng sau đó một người nào đó lại thêm máy chữ “Binh thư yếu lược
bốn quyển do Trần Hưng Đạo vương soạn, vương húy là Quốc Tuấn”. Chúng tôi sở dĩ
viết như thế là vì trong Lịch triều hiến chương loại chí không có sách
nào của Trần Quốc Tuấn gọi là Binh thư yếu lược, mà chỉ có sách Binh
gia diệu lý yếu lược hay Binh gia yếu lược1 mà thôi. Có thể một nho sĩ nào đó đã
viết một quyển sách quân sự rồi đặt cho tên sách của mình cái tên gần giống tên
sách của Trần Quốc Tuấn, rồi người sau đó, sau khi đã sửa chữa và bổ sung
Binh thư yếu lược, mới thêm mấy chữ “Binh thư yếu lược bốn quyển
do Trần Hưng Đạo vương soạn, vương húy là Quốc Tuấn” như chúng tôi đã nói ở
trên...
Tất cả đều là giả thuyết, ức thuyết. Chưa thể có kết luận khẳng định dứt khoát ai là tác giả thật sự bộ Binh thư yếu lược mang ký hiệu 476 của Thư viện khoa học xã hội. Nhưng dù thế nào đi nữa, bộ Binh thư yếu lược vẫn là bộ sách quân sự quý của chúng ta. Tác phẩm quân sự chúng ta có rất ít. Cho đến nay, có lẽ chúng ta mới có hai tác phẩm là Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ. Hổ trướng khu cơ là tác phẩm nặng về mặt thực hành hơn là mặt lý luận quân sự. Duy có Binh thư yếu lược vừa chú ý đến mặt lý luận vừa chú ý đến mặt thực hành, do đó, nó có thể là bộ sách quân sự đầu tiên của dân tộc Việt-nam đã tổng kết được các kinh nghiệm quân sự của Việt-nam từ xưa cho đến thời Nguyễn sơ.
Hiện nay ở miền Bắc chúng ta đang có phong trào học tập truyền thống dân tộc. Chúng ta có nhiều truyền thống ưu tú của dân tộc, trong các truyền thống ưu tú ấy, thì truyền thống đấu tranh quân sự của dân tộc chúng ta đáng được đặc biệt chú ý. Truyền thống đấu tranh quân sự của dân tộc Việt-nam dưới thời phong kiến cụ thể như thế nào? Chúng tôi có thể nói truyền thống đó một phần quan trọng đã được đúc kết trong Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ. Viện Sử học cho dịch Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ và cho xuất bản, chính là mang muốn đáp ứng trong muôn một yêu cầu học tập truyền thống đấu tranh quân sự của cán bộ và nhân dân.
Hà-nội, tháng 11 năm 1968
VĂN TÂN
Viện Sử học
Tất cả đều là giả thuyết, ức thuyết. Chưa thể có kết luận khẳng định dứt khoát ai là tác giả thật sự bộ Binh thư yếu lược mang ký hiệu 476 của Thư viện khoa học xã hội. Nhưng dù thế nào đi nữa, bộ Binh thư yếu lược vẫn là bộ sách quân sự quý của chúng ta. Tác phẩm quân sự chúng ta có rất ít. Cho đến nay, có lẽ chúng ta mới có hai tác phẩm là Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ. Hổ trướng khu cơ là tác phẩm nặng về mặt thực hành hơn là mặt lý luận quân sự. Duy có Binh thư yếu lược vừa chú ý đến mặt lý luận vừa chú ý đến mặt thực hành, do đó, nó có thể là bộ sách quân sự đầu tiên của dân tộc Việt-nam đã tổng kết được các kinh nghiệm quân sự của Việt-nam từ xưa cho đến thời Nguyễn sơ.
Hiện nay ở miền Bắc chúng ta đang có phong trào học tập truyền thống dân tộc. Chúng ta có nhiều truyền thống ưu tú của dân tộc, trong các truyền thống ưu tú ấy, thì truyền thống đấu tranh quân sự của dân tộc chúng ta đáng được đặc biệt chú ý. Truyền thống đấu tranh quân sự của dân tộc Việt-nam dưới thời phong kiến cụ thể như thế nào? Chúng tôi có thể nói truyền thống đó một phần quan trọng đã được đúc kết trong Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ. Viện Sử học cho dịch Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ và cho xuất bản, chính là mang muốn đáp ứng trong muôn một yêu cầu học tập truyền thống đấu tranh quân sự của cán bộ và nhân dân.
Hà-nội, tháng 11 năm 1968
VĂN TÂN
Viện Sử học
TIỂU
SỬ
TRẦN QUỐC
TUẤN
Trần Quốc Tuấn là con An-sinh vương Trần Liễu và là cháu gọi vua Trần Thái tôn bằng chú ruột. Ông sinh vào khoảng năm 1226, 1227, 1228 hoặc 1229 gì đó, nguyên quán ông ở làng Tức-mặc, huyện Mỹ-lộc, tỉnh Nam-định, nay thuộc tỉnh Nam-hà.
Khi quân Mông-cổ sang xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257), ông tham gia cuộc kháng chiến. Năm 1283 khi quân Mông-cổ sắp sửa mở cuộc xâm lược lần thứ hai vào nước Đại Việt, Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công Tiết chế toàn bộ quân đội của nhà Trần. Đầu năm 1285, năm mươi vạn quân Mông-cổ do Thoát Hoan chỉ huy từ biên giới tỉnh Quảng-tây đánh vào nước Đại Việt, trong khi ấy mười vạn quân Mông-cổ khác do Toa-đô chỉ huy từ Chiêm-thành tiến ra Bắc. Thế giặc quá mạnh, triều đình phải bỏ Thăng-long, rút vào Thanh-hóa. Ở những nơi quân giặc chiếm đóng, nhân dân làm vườn không nhà trống. Tức giận, quân giặc đi đến đâu cướp phá và giết chóc nhân dân đến đấy. Vua Trần Nhân tôn lo sợ, hỏi Trần Quốc Tuấn: “Hay ta tạm hàng để cứu muôn dân?” Quốc Tuấn khảng khái trả lời: “Nếu bệ hạ muốn hàng, trước hết hãy chém đầu thần đi đã”.
Để giáo dục cho các tướng sĩ phép dùng binh đánh giặc giữ nước, Trần Quốc Tuấn đã căn cứ vào các sách binh pháp của Tôn Vũ và Ngô Khởi mà soạn ra sách Binh gia diệu lý yếu lược hay Binh thư yếu lược. Ông lại viết Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước và chí căm thù của các tướng sĩ đối với quân xâm lược.
Do chiến lược, chiến thuật đúng đắn của Trần Quốc Tuấn, do tinh thần quyết chiến của quân đội, đầu Tháng Năm năm Ất dậu (1285), quân đội nhà Trần đánh bại quân của Toa-đô ở cửa Hàm-tử làm cho Toa-đô phải đem tàn quân chạy về cửa biển Thiên-trường. Ngay sau đó, Trần Quốc Tuấn lại nhanh chóng tập trung quân đội, bất ngờ đánh vào căn cứ giặc ở Chương-dương, và đã tiêu diệt hầu hết quân Mông-cổ đóng ở đấy. Thoát Hoan thấy Chương-dương bị đánh, vội cho quân từ Thăng-long đến cứu viện Chương-dương. Quân Mông-cổ vừa rời khỏi Thăng-long được một quãng, thì bị quân phục kích của Trần Quốc Tuấn đổ ra chặn đánh và tiêu diệt. Được tin Chương-dương bị hạ, viện binh bị diệt, Thoát Hoan hoảng sợ, vội cùng với bọn A-thích mang quân Mông-cổ vượt sông Hồng chạy sang các căn cứ quân Mông-cổ ở miến đất là tỉnh Hà-bắc ngày nay.
Sau khi đại thắng ở Chương-dương, và đuổi Thoát Hoan ra khỏi Thăng-long, Trần Quốc Tuấn mang quân quay lại tiêu diệt lộ quân của Toa-đô ở Tây-kết, và đến cuối tháng Năm năm Ất dậu (1285), quân Trần lại đại thắng ở Tây-kết, nguyên soái Toa-đô bị chém đầu ngay tại trận, Ô-mã-nhi sợ hãi phải chạy vào Thanh-hóa. Quân Trần thừa thắng truy kích, bắt sống được mấy vạn quân Mông-cổ.
Các trận thắng trên buộc Thoát Hoan và toàn bộ quân Mông-cổ phải rút lui. Nhưng trên đường rút về Trung-quốc quân Mông-cổ bị quân đội của Trần Quốc Tuấn phục kích, và bị chết rất nhiều. Thoát Hoan phải chui vào một cái thùng đồng mới trốn được về Trung-quốc..
Năm Đinh hợi (1287) quân Mông-cổ do Thoát Hoan chỉ huy lại xâm lược nước Đại Việt lần thứ ba. Vua Trần Nhân tôn hỏi ý kiến Trần Quốc Tuấn, Quốc Tuấn tuyên bố: “Bây giờ quân ta đã quen chiến đấu, quân giặc từ xa đến mỏi mệt, và chúng còn đang khiếp sợ về những trận thua trước, mất cả nhuệ khí... Năm nay đánh giặc có phần dễ hơn trước”.
Đầu năm Đinh hợi (1287), quân Mông-cổ dưới quyền chỉ huy của Thoát Hoan, do hai đường thủy và bộ kéo vào xâm lược nước Đại Việt. Trần Quốc Tuấn lại ra lệnh cho quân đội rút lui chiến lược. Quân Mông-cổ lại chiếm được Chi-lăng, Khả-ly, Chí-linh, Vạn-kiếp, Tam-đái-giang (Việt-trì), Thăng-long... quân đội nhà Trần lại đóng rải rác ở nhiều nơi, nhân dân lại làm vườn không nhà trống. Trần Quốc Tuấn lại cho quân du kích ngày đêm quấy rối các vị trí của quân Mông-cổ. Quân Mông-cổ bị hãm vào cảnh thiếu lương thực. Ngày đêm chúng chỉ còn việc cố thủ các vị trí để chờ các đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ có trách nhiệm mang đến cho chúng. Nhưng đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đã bị Trần Khánh Dư phá sạch ở Vân-đồn... Được tin đoàn thuyền lương bị phá, Thoát Hoan lại quyết định cho toàn bộ quân Mông-cổ theo hai đường thủy bộ rút lui về Trung-quốc. Trần Quốc Tuấn đã dự đoán nước cờ đó của Thoát Hoan, và ông đã cho quân đi bố trí phục kích tại các đường thủy, đường bộ mà quân Mông-cổ tất phải đi qua trên đường về nước. Tháng Ba năm Mậu tý (1288) trận phục kích quy mô nổi tiếng trong lịch sử đã diễn ra ở sông Bạch-đằng, kết quả 500 chiến thuyền Mông-cổ bị đánh đắm hoặc bị bắt, hơn ba vạn quân giặc bị giết, bị bắt, bị chết đuối, Ô-mã-nhi và Tích-lệ-cơ ngọc bị bắt sống...
Được tin toàn bộ quân Mông-cổ bị phá ở sông Bạch-đằng, Thoát Hoan sợ cuống quít, y vội ra lệnh cho toàn quân rút lui về nước. Trên đường chạy trốn, quân Mông-cổ lại bị quân đội của Trần Quốc Tuấn phục kích, và bị chết rất nhiều. Thoát Hoan phải do đường huyện Đan-kỷ (Lạng-sơn) chạy sang Lộc-châu rồi theo thung lũng sông Lục-ngạn, qua các địa điểm Biển-động, An-châu, Đình-lạp đê vượt biên giới chạy về Tư-minh (Trung-quốc).
Do có nhiều công lao đánh giặc cứu nước, Trần Quốc Tuấn được phong tước Hưng-đạo đại vương, vì vậy người ta thường gọi ông là Trần Hưng Đạo.
Tháng Tám năm Kỷ hợi (1300), Trần Quốc Tuấn bị bệnh nặng ở Vạn-kiếp, và đến ngày 15 tháng Tám thì ông từ trần tại nhà riêng.
Trước khi Quốc Tuấn sắp từ trần, vua Trần Anh-tôn có đến nhà riêng của ông ở Vạn-kiếp để hỏi ông về kế sách giữ nước. Nhân dịp này, Quốc Tuấn có trình bày với vua Anh-tôn về chiến lược đánh giặc giữ nước khi đất nước bị xâm lăng như chúng tôi đã nói ở phần “Giới thiệu”.
Chiến lược, chiến thuật của Trần Quốc Tuấn có thể tóm tắt như sau:
Nước Đại Việt nhỏ và yếu hơn nước Đại Nguyên của Mông-cổ, vì vậy phải “lấy đoản binh mà chống trường trận” tức phải lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chống mạnh, khi quân giặc mới đến, thế chúng còn mạnh, thì ta rút lui để bảo toàn lực lượng, nhủ cho giặc vào sâu và dàn mỏng lực lượng ra nhiều nơi chờ khi nào có điều kiện thuận lợi mới phản công; khi ta rút lui, ta cũng phải chủ động khiến cho giặc “muốn đánh mà không đánh được”. Với chiến thuật vườn không nhà trống, với chiến tranh nhân dân, giặc không thể cướp được lương thực của nhân dân, và luôn luôn bị dân quân du kích đánh phá, quấy rối, cắt đường tiếp tế. Tinh thần quân giặc do đó tất phải giảm sút. Lúc ấy quân ta mới phản công, cắt hẳn đường liên lạc, tiếp tế của giặc, phục kích, tập kích giặc, dùng vận động chiến thần tốc đánh vào các căn cứ quan trọng của giặc, buộc giặc phải rút lui về nước, và trên đường giặc rút lui, ta phục kích tiêu điệt chúng.
Với chiến lược và chiến thuật trên, Trần Quốc Tuấn đã hai lần đánh bại quân Mông-cổ đã từng tung hoành, bách chiến bách thắng ở châu Á, châu Âu. Khi vạch cho vua Trần Anh-tôn kế sách giữ nước, Trần Quốc Tuấn lại nhấn mạnh rằng “phải khoan dùng sức dân để làm cái sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước, không còn gì hơn”.
TIỂU
SỬ
ĐÀO DUY
TỪ
Đào Duy Từ sinh vào khoảng năm 1572 ở xã Hoa-trai, huyện Ngọc-sơn (nay là huyện Tĩnh-gia) tỉnh Thanh-hóa, cha là Đào Tá Hán, mẹ là người họ Nguyễn. Ông thông minh, và học rộng biết nhiều. Ông đi thi hương ở Thanh-hóa. Hiến ty cho Đào Duy Từ là con nhà phường chèo, gạch bỏ tên không cho vào thi. Ông buồn bực quay về, căm giận chế độ vô lý của họ Trịnh lúc bấy giờ. Một hôm ông nói với bạn rằng: “Tôi nghe chúa Nguyễn hùng cứ đất Thuận-quảng, làm nhiều việc ân đức, lại có lòng yêu kẻ sĩ, trọng người hiền... Nếu ta theo vào giúp thì chẳng khác gì Trương Lương về Hán, Ngũ Viên sang Ngô, có thể làm tỏ rạng thanh danh, ta không đến nỗi phải nát cùng cây cỏ, uổng phí một đời...”. Rồi mùa đông năm Ất sủu (1627), Duy Từ trốn được vào xứ Đường trong. Đầu tiên ông ở huyện Vũ-xương hơn một tháng để nghe ngóng tình hình. Sau biết khám lý Hoài-nhân là Trần Đức Hòa là người có mưu trí được chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin dùng, Duy Từ vào Hoài-nhân. Ông đi ở chăn trâu cho một phú ông ở xã Tùng-châu. Phú ông thấy Duy Từ học rộng tài cao, biết ông không phải là người thường, liền đem nói với Trần Đức Hòa. Đức Hòa cho gọi Duy Từ đến hỏi chuyện. Thấy Duy Từ không gì là không thông hiểu, Đức Hòa giữ ông lại rồi gả con gái cho. Duy Từ đem bài “Ngọa long cương” của ông đưa cho Đức Hòa xem,. Đức Hòa xem bài “Ngọa long cương” và nói: “Đào Duy Từ là Ngọa-long1 đời này chăng?”.
Một hôm, Trần Đức Hòa đem bài “Ngọa long cương” cho Nguyễn Phúc Nguyên xem, và nói: “Bài này là do thầy đồ của nhà tôi là Đào Duy Từ làm”. Đọc bài “Ngọa long cương” Nguyễn Phúc Nguyên biết Đào Duy Từ là người có chí lớn, liền cho gọi Duy Từ đến. Mấy hôm sau, Đào Duy Từ và Trần Đức Hòa cùng vào ra mắt Nguyễn Phúc Nguyên. Lúc ấy Phúc Nguyên đang mặc áo trắng, đứng ở của nách. Thấy thế, Duy Từ dừng lại, không vào. Phúc Nguyên hiểu ý, trở vào, mặc áo đội mũ chỉnh tề rồi ra đón Duy Từ vào nói chuyện. Duy Từ cao đàm hùng luận, tỏ ra rất am hiểu việc đời. Phúc Nguyên mừng lắm, hỏi: “Sao khanh đến muộn thế?”. Liền ngay đó Phúc Nguyên trao cho Duy Từ chức Nha úy nội tán, tước Lộc khê hầu, trông coi việc quân cơ ở trong và ở ngoài, tham lý quốc chính.
Từ đấy Duy Từ nói gì chúa Nguyễn cũng nghe. Ông bày mưu vạch kế giúp chúa Nguyễn làm nên nhiều việc lớn. Chúa Nguyễn thường nói với mọi người: “Đào Duy Từ thật là Tử Phòng (Trương Lương) và Khổng Minh (Gia Cát Lượng) ngày nay”.
Tháng ba năm Canh ngọ (1630), Duy Từ khuyên chúa Nguyễn đắp lũy Trường-dục từ núi Trường-dục đến phá Hạc-hải nhằm ngăn chặn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật-lệ vào đánh xứ Đường trong. Năm Tân mùi (1631), theo lời Đào Duy Từ, chúa Nguyễn lại cho đắp một cái lũy nữa kiên cố hơn, dài 18 ki-lô-mét bắt đầu từ núi Đâu-mâu qua cửa biển Nhật-lệ, rồi men theo sông Lệ-kỳ và sông Nhật-lệ tiến lên phía đông bắc đến làng Đông-hải.
Nhờ có hai cái lũy trên, chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Trịnh trong một thời kỳ dài.
Tháng chín năm Canh ngọ (1630), theo đề nghị của Đào Duy Từ, Nguyễn Phúc Nguyên cho mở cuộc tấn công vào châu Nam Bố-chánh, và chiếm được châu này.
Tháng mười năm Giáp Tuất(1634), Duy Từ bị bệnh nặng rồi mất, thọ 63 tuổi.
Đào Duy Từ chỉ làm quan với chúa Nguyễn có tám năm. Nhưng trong tám năm đó, ông đã xây dựng cho họ Nguyễn một cơ sở xã hội vững chắc, và một quân đội hùng mạnh. Nguyễn Hữu Tiến, một viên tướng có tài của chúa Nguyễn, là con rể Đào Duy Từ do Đào Duy Từ tiến cử lên chúa Nguyễn.
Hổ trướng khu cơ là tác phẩm do Đào Duy Từ soạn ra để dạy các tướng sĩ của xứ Đường trong. Đó là tác phẩm quân sự đuy nhất của Việt-nam còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Xứ Đường trong sở dĩ có quân hùng tướng mạnh, một phần là do công lao của Đào Duy Từ. Đào Duy Từ, vì vậy, được coi là Đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn và được thờ ở nhà Thái miếu.
_____________________________________
1. Ngọa Long là biệt hiệu của Khổng Minh Gia Cát Lượng.
THUYẾT MINH
VỀ BẢN DỊCH
Những binh thư của Trung-quốc mà sách này trích lục trước hết là bộ Võ kinh gồm bảy phần như sau:
Sách Tôn tử hay Tôn tử binh pháp, có khi gọi tắt là Binh pháp, do Tôn Vũ thời Xuân thu, tướng của Ngô Hạp Lư soạn. Theo Sử ký thì sách này có 13 thiên. Đỗ Mục đời Đường nói rằng sách của Tôn Vũ nguyên có đến vài mươi vạn chữ, sau Tào Tháo bỏ bớt đi mà thành bản ngày nay.
Sách Ngô tử do Ngô Khởi tướng của nước Sở thời Chiến quốc soạn. Lục Mỹ Thanh đời Đường chia sách ấy làm 6 thiên, tức là bản thông hành ngày nay.
Sách Lục thao, đầu thời chiến quốc đã có tên sách, bản cũ đề là của Lã Vọng nhà Chu, nhưng là sách đời sau giả thác, tác giả ở vào khoảng trước đời Đường.
Sách Tư mã pháp, một sách binh pháp đời xưa, đề là của Tư-mã Nhương Thư nước Tề soạn, nhưng không chắc đúng.
Sách Tam lược, người đời sau soạn mà giả thác là của Hoàng Thạch công trao cho Trương Lương là công thần khai quốc của nhà Hán.
Sách Uất liệu tử, do Uất Liệu đời Chu soạn.
Sách Lý vệ công vấn đối, do học trò của Lý Tĩnh ghi chép những lời vấn đáp của Đường Thái tông với tướng là Lý Tĩnh mà thành.
Ngoài ra Binh thư yếu lược còn trích lục các sách:
Vũ kinh tổng yếu, do bọn Tăng Công Lượng và Đinh Độ đời Tống soạn, chép những binh pháp của đời xưa và những mưu kế phương lược của nhà Tống, gồm 40 quyển.
Hổ kiểm kinh, do Hứa Động đời Tống soạn, gồm 20 quyển.
Thúy vi bắc chinh lục, do Hoa Nhạc đời Tống soạn, gốm 20 quyển.
Vũ bị chí, do Mao Nguyên Nghi đời Minh soạn, gồm 19 quyển.
Vũ bị chế thắng chí, do học trò của Mao Nguyên Nghi soạn, gồm 31 quyển.
Kinh thế, tức là Kinh thế bát loại toàn biên, do Trần Nhân Tích đời Minh soạn, trong ấy có phần “Binh tào” từ quyển 63 đến quyển 83.
Hồng vũ đại định, không rõ tên tác giả, hiện Thư viện khoa học trung ương chỉ có một tập sách chép tay nhỏ gồm 6 thiên đề là Hồng vũ đại định binh thư lược biên. Theo tên sách thì sách này thuộc đời Minh. Hồng vũ là niên hiệu của Minh Thái tổ.
Sách Bảo giám thì chúng tôi không tìm thấy, trong thư mục của Tứ khố toàn thư đề yếu của Trung quốc chỉ thấy có sách Tướng giám (gương làm tướng) ghi chép sự trạng của những người hành quân giỏi của Trung quốc từ xưa, bắt đầu từ Tôn Vũ, cuối cùng là Quách Sùng Thao đời Hậu Đường.
Còn bốn tác phẩm khác mà chúng tôi không tìm thấy ở Hà-nội là: Binh chế, Vạn cơ chí, Yên thủy thần kinh, Hành quân tu tri, không hiểu tác giả là ai và nội dung là thế nào.
Về tác phẩm Việt nam, thì Binh thư yếu lược trích dẫn sách Binh lược và trích lục gần hết sách Hổ trướng khu cơ. Sách Binh lược thì chúng tôi không tìm thấy, nhưng đoán là sách Việt nam về đời Nguyễn, là vì thấy nó dẫn những việc thuộc lịch sử Việt nam từ cuộc xâm lược của quân Minh đến cuộc khởi nghĩa Tây sơn. Ngoài ra còn có tài liệu của Bộ Binh triều Nguyễn.
Sách Hổ trướng khu cơ theo Đại nam thực lục chính biên là do Đào Duy Từ soạn ra hồi nửa đầu thế kỷ XVII.
Hiện nay ở Hà-nội chỉ có một bản Binh thư yếu lược chép tay của Thư viện khoa học xã hội, gồm 4 quyển, đề là Trần Hưng Đạo vương soạn(!), không có tựa, chữ viết xấu, lại do nhiều người chép (xem nét chữ khác nhau), nhiều chữ sai, cũng có không ít chỗ sót. Trước khi phiên dịch, chúng tôi phải làm công việc hiệu đính bản chữ Hán. Về những đoạn văn trích lục ở các binh thư Trung-quốc thì chúng tôi đối chiếu với nguyên văn theo các sách tìm thấy ở Thư viện khoa học xã hội. Nếu là những sách không tìm thấy ở Thư viện ấy thì chúng tôi đành phải theo văn pháp và văn nghĩa mà hiệu đính, cũng như đối với những đoạn do chính tác giả biên soạn; về phần này, tương đói ít, thì có khi tác giả cũng chỉ là tóm tắt ý kiến của các sách xưa thôi.
Theo nội dung Binh thư yếu lược như trên thì không thể xem nó là di tác của Hưng Đạo vương được. Đấy là một bộ sách được biên soạn theo một phương pháp đặc biệt, do nhiều nhà thông hiểu binh pháp thời Trần (có thể đặc biệt là Hưng Đạo Vương), thời Lê, thời Nguyễn tiếp tục nhau mà biên soạn bằng cách trích lược những binh thư các đời của Trung-quốc và của nước ta, thỉnh thoảng những người biên soạn có thêm những đoạn có quan hệ với những sự kiện quân sự vào kinh nghiệm của nước nhà, hoặc tóm tắt ý kiến của các sách xưa một cách gọn gàng.
Sách này được hoàn thành ở thời nhà Nguyễn.
Trong khi phiên dịch chúng tôi đã bỏ những đoạn có tính chất mê tín, đặc biệt là ở chương “Thiên tượng” thuộc quyển I, ở các chương “Chiêm phong vũ” và “Binh trưng” thuộc quyển II. Phương pháp biên soạn sách này có hơi lỏng lẻo, cho nên có những đoạn ở trên đã chép mà lại chép thêm ở dưới, hoặc có một đôi đoạn hình như chép lộn, những đoạn chép trùng hay chép lộn ấy chúng tôi đều bỏ cả. Cuối cùng, tất cả những đoạn lấy ở Hổ trướng khu cơ chúng tôi đều bỏ đi để đem cả tập Hổ trướng khu cơ dịch làm phần phụ lục mà nêu riêng một tác phẩm về binh pháp của nước ta có ít nhiều màu sắc dân tộc.
Sách Hổ trướng khu cơ hiện ở Thư viện khoa học xã hội có năm bản chép tay A157, A565, A1783, A2117, A3003, Chúng tôi lấy bản số A157 là bản đầy đủ nhất để dịch, nhưng trong khi dịch chúng tôi đã đối chiếu với các bản kia và với những chương những mục được trích lục trong sách Binh thư yếu lược để đính chính những chỗ sai sót.
Những hình vẽ về trận đồ và về binh khí chiến cụ dùng trong bản dịch này là vẽ lại theo hình vẽ của sách Võ kinh tổng yếu trong bộ Tứ khố toàn thư trận bản sơ tập (Thư viện khoa học xã hội số P1121), của sách Vũ bị chế thắng chí (Thư viện khoa học xã hội số AC597) và của sách Hổ trướng khu cơ (Thư viện khoa học xã hội so A157).
Binh thư yếu lược do Nguyễn Ngọc Tỉnh phiên dịch.
Hổ trướng khu cơ do Đỗ Mộng Khương phiên dịch.
Người hiệu đính
ĐÀO DUY ANH
0 Comments:
Post a Comment
<< Home